Bệnh đau mắt đỏ (hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc) là một căn bệnh nhiễm trùng mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nó thường trầm trọng hơn khi chuyển mùa. Căn bệnh này do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng cũng có thể là do dị ứng với một số loại hóa chất hoặc môi trường với các triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ. Bệnh thường phát đột ngột, đầu tiên ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại và bệnh cũng rất dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hoặc qua sự tiếp xúc với dịch từ mắt người bệnh. Để hiểu thêm về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa và điều trị sao cho hiệu quả nhất, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của lionpy.com.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ do virus Adenovirus – là loại virus phổ biến nhất trong việc lây nhiễm bệnh. Khi thời tiết thay đổi phù hợp cho sự phát triển của virus, tạo điều kiện cho virus lây lan nhanh chóng và phát tán thành dịch trong cộng đồng. Bệnh lây lan qua ba con đường là hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp qua tay – mắt, quan hệ vợ chồng.
Đa số trường hợp tự hết bệnh sau 7 – 14 ngày nhưng thông thường bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, trường hợp nếu bệnh không được điều trị kịp thời, điều trị đúng chỉ định có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực sau này.
Các triệu chứng của bệnh
Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, triệu chứng ban đầu của bệnh là:
- Nóng rát mắt
- Đau mắt
- Có cảm giác cộm mắt
- Mi mắt sưng nề
- Chảy nước mắt
- Có thể bị sốt nhẹ.
Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là việc rất quan trọng. Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ thường từ 5 đến 10 ngày. Bệnh thường bị một mắt trước sau đó lan sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng và một mắt nhẹ.
Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ như thế nào?
Cách ly người bị bệnh
Biện pháp chung là cách ly người bị mắc bệnh. Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường vài ngày. Người bệnh có thể là nguồn lây tiếp tục sau khi khỏi bệnh một tuần. Do đó cần cắt đứt hai đường lây bệnh, nguồn lây trực tiếp và qua đường không khí bằng cách tránh chạm vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi sử dụng các loại thuốc để nhỏ mắt.
Một số cách khác
- Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn tay, vứt bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý khăn mặt, khăn tắm cần giặt sạch bằng xà phòng, đem phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn nên súc miệng hàng ngày bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng khác. Nhỏ nước muối 0,9% vào mắt hàng ngày.
- Bạn nên khử trùng các bề mặt như bàn ăn, bồn tắm, bồn rửa mặt và tay nắm cửa để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh này. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt khi bị bệnh. Không tự đắp lá dâu, lá trầu,… vào mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
- Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi bệnh đau mắt đỏ đã được chữa khỏi. Việc trang điểm mắt và sử dụng các loại kem mỹ phẩm cũng nên tránh vùng mắt cho đến khi các triệu chứng của đau mắt đỏ không còn.
- Bệnh viện cũng là môi trường phát tán dịch trong mùa dịch do tần suất gặp gỡ giữa người bệnh với người khỏe mạnh ở bệnh viện rất cao. Do đó, vào mùa dịch không nên đến bệnh viện khi không cần thiết và nên tránh những nơi đông người như chợ, siêu thị, thang máy.
Một số lưu ý khi bị đau mắt đỏ
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông. Lau xong thì vứt bỏ khăn và không sử dụng lại.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học. Không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước. Vì vậy, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận. Việc này sẽ giúp phòng tránh nhiễm bệnh ở mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn.
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu,…
- Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.