Tác động của dịch Covid 19 đã trở nên vô cùng nghiêm trọng với nền kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ này. Sau đợt dịch giữa gần đây, nhiều phương án khôi phục kinh tế đã được thực hiện. Những phương pháp nầy đã thể hiện phần nào tác dụng trong quá trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, để có thể hồi phục hoàn toàn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Một trong những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân sau dịch chính là giảm lãi suất vay. Cụ thể, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiến hành giảm 10% lãi suất cho các khoản vay. Tác dụng của việc giảm lãi này như thế nào? Có điều kiện gì để vay không? Hãy cùng lionpy tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
Ngân hàng Chính sách xã hội tiến hành giảm lãi suất
Các khoản vay tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ được giảm 10% lãi suất so với hiện hành. Quyết định vừa được Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký. Chính phủ sẽ giảm 10% so với lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thời gian áp dụng với các khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ 1/10 đến 31/12/2021. Sau thời điểm này, lãi suất cho vay sẽ thực hiện theo quy định hiện hành. Hiện mức lãi suất vay theo các chương trình chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội dao động 3-9% một năm tuỳ đối tượng. Chẳng hạn, lãi suất cho vay mua nhà trả chậm tại đồng bằng sông Cửu Long; hộ nghèo vay xây nhà ở phòng, tránh bão tại miền Trung là 3% một năm. Cho vay nhà ở xã hội 4,8% một năm.
Mức lãi suất vay với hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hay cho vay phát triển lâm nghiệp… 6,6% một năm; thương nhân/gia đình kinh doanh tại vùng khó khăn là 9% một năm… Lãnh đạo Chính phủ giao Ngân hàng Chính sách xã hội có các biện pháp cân đối chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay trong phạm vi kế hoạch vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý được giao năm 2021.
Báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội
Báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 30/9/2021 cho biết, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt 254.356 tỷ đồng, tăng 20.811 tỷ đồng so với năm 2020. Nguồn vốn ủy thác từ địa phương chuyển sang ngân hàng thực hiện cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội đạt 24.375 tỷ đồng, tăng 4.060 tỷ đồng so với năm 2020.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 242.292 tỷ đồng. Tăng 16.095 tỷ đồng so với cuối năm 2020 với trên 6,4 triệu hộ nghèo; hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang được vay vốn. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 207.218 tỷ đồng, hoàn thành 82% kế hoạch năm. Riêng tổng doanh số cho vay trong 9 tháng qua đạt 61.233 tỷ đồng. Với trên 1,5 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trong đó, vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất; kinh doanh; tạo việc làm cho gần 337 nghìn lao động. Giúp gần 16,7 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập. Xây dựng trên 1,1 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn, Xây dựng 5,2 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, nhà tránh lũ và nhà ở xã hội theo Nghị định 100 của Chính phủ…