Viêm gan B là một một trong số những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất, bệnh do virus viêm gan B gây ra. Căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của gan, có thể khiến gan bị nhiễm trùng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngày nay, virus viêm gan B vẫn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu và theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện có hơn 2 tỷ người đang bị nhiễm viêm gan B và khoảng 400 triệu người bị viêm gan B mãn tính và có khoảng 1,5 triệu người mắc mới mỗi năm. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của lionpy.com.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm gan B
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B là do virus viêm gan B tấn công ở người bệnh có sức đề kháng kém dễ bị virus viêm gan B tấn công sang cho người bệnh lành tính thông qua 5 con đường sau:
- Truyền máu.
- Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy xước, bị đâm thủng như trong các trường hợp: Tiêm chích ma túy, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…
- Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
- Tiếp xúc tình dục với người bệnh mà không dùng bao cao su.
- Lây truyền từ mẹ sang con.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
- Những người thường xuyên phải truyền máu hoặc các sản phẩm máu, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người được ghép tạng.
- Người sống trong các nhà tù.
- Người tiêm chích ma túy.
- Tiếp xúc trong gia đình và tình dục của những người bị nhiễm HBV mạn tính.
- Những người có nhiều bạn tình.
- Nhân viên y tế.
- Những người khác có thể tiếp xúc với máu và các sản phẩm máu thông qua công việc của họ.
Các triệu chứng điển hình của bệnh
Một số triệu chứng điển hình như:
- Nóng sốt.
- Nổi mẩn trên da.
- Đau và sưng khớp xương.
- Người bệnh thấy mệt mỏi.
- Ăn không ngon miệng, vàng da vàng mắt.
- Đau vùng gan bụng trên bên phải.
- Có người không có triệu chứng gì cả. Có người nặng, triệu chứng kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng.
- Thỉnh thoảng có người rất nặng, gan suy, hư và cần được thay gan.
Các biến chứng của bệnh viêm gan B
Viêm gan B khi bước vào giai đoạn mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Xơ gan: Viêm gan B kéo dài có thể hình thành các mô sẹo ở gan. Nó gây xơ gan và làm suy giảm khả năng hoạt động của gan.
- Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ ung thư gan cao hơn những người không mắc bệnh.
- Suy gan: Viêm gan siêu vi B là một trong những nguyên nhân của tình trạng suy gan cấp tính. Tức là các tế bào gan bị tổn thương một cách ồ ạt. Từ đó làm gia tăng đáng kế nguy cơ tử vong. Người bị suy gan cấp tính có thể phải cần ghép gan để điều trị.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Những người bị viêm gan B mãn tính có thể phát triển bệnh thận hoặc viêm mạch máu.
Phòng ngừa bệnh viêm gan B
Tiêm vắc-xin phòng bệnh
Tiêm chủng viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này ở trẻ em. Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị nhiễm bệnh thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1. Và tiêm mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virus viêm gan B muốn mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là bị viêm gan B từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.
Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virus viêm gan B, cần tiêm phòng để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong hai người bị nhiễm bệnh thì người còn lại cần khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay. Phải bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay. Đồng thời phải được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B. Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngăn ngừa bệnh.
Về sinh hoạt
Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể. Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu. Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa quy vị và chất đã nhiễm siêu vi gây bệnh.