Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hóa và nó được đặc trưng bởi triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, chảy máu dạ dày, buồn nôn, chán ăn, đau bụng trên,… Đây không chỉ là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe và cơ thể bạn ngày càng yếu đi. Nắm được những thông tin cơ bản về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị và phòng tránh phù hợp nhất cho mình. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về các thông tin cơ bản của căn bệnh này để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của lionpy.com.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày
Trong cuộc sống công nghiệp ngày nay, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, viêm dạ dày thường xảy ra ở những người thường xuyên thức khuya, có chế độ ăn uống không hợp lý, không đúng giờ, vừa ăn vừa làm việc hoặc ăn quá nhanh, quá nhiều trong một lúc.
Bệnh cũng phổ biến ở những người thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, các loại thức uống chứa nhiều chất kích thích. Những người đang mắc phải các căn bệnh về thận, bị sởi, bạch hầu, thương hàn; hoặc đang dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, đang điều trị xạ trị liệu, hóa trị liệu các bệnh về ung thư,… Những người có thói quen hút thuốc quá nhiều, gây co thắt các mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
Các triệu chứng điển hình của bệnh
Những người mắc bệnh đau dạ dày thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau vùng bụng phía trên rốn
- Đau lúc nửa đêm, hoặc đau bụng sau khi ăn khoảng 2 tiếng,…
Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng như:
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chán ăn
- Ăn không tiêu
- Đầy bụng
- Ợ chua
Ở một số trường hợp nặng, người bệnh còn bị đau lưng, đau tức ngực, chảy máu tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,… Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị đau dạ dày, bạn nên theo dõi cơ thể xem liệu các triệu chứng có tự biến mất sau đó không. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài và ngày càng có khuynh hướng trầm trọng hơn, hãy tới bệnh viện khám trong thời gian sớm nhất có thể. Đặc biệt, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình huống khẩn cấp dưới đây:
- Nôn ói kéo dài quá 12 tiếng đồng hồ liên tục
- Bị sốt cao kèm đau dữ dội ở thượng vị hoặc ở bụng phải
- Nôn ói hoặc đi ngoài ra máu
- Bạn bị đau dạ dày dữ dội trong khi đang mang thai
- Có dấu hiệu bị mất nước
- Cân nặng giảm mạnh.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Bệnh này được chia làm 2 giai đoạn phát triển gồm đau dạ dày cấp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể chữa khỏi được sau một vài tuần. Sang đến giai đoạn mãn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn. Đồng thời, mức độ của bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, đau dạ dày kéo dài nhiều năm có thể khiến bạn đối mặt với nhiều biến chứng như:
- Xuất huyết dạ dày
- Thủng dạ dày
- Ung thư dạ dày.
Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh đau dạ dày như thế nào?
Mặc dù ở một số trường hợp nhẹ, đau dạ dày không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, bạn nên áp dụng một số biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh đau dạ dày.
Điều cần thiết nhất để hạn chế căn bệnh đau dạ dày là từ bỏ các thói quen không tốt và các chế độ ăn uống không lành mạnh. Chẳng hạn như không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn uống điều độ, đúng giờ, không ăn quá nhanh hay quá nhiều. Hơn nữa, bạn cũng nên chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ trong ngày. Nên lựa chọn các loại thức ăn hợp vệ sinh. Không nên uống quá nhiều bia, rượu và các chất kích thích.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, cần loại bỏ những thực phẩm gây hại. Nổi bật là các thực phẩm có vị chua như xoài, cóc, chanh,… và thực phẩm cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu,… Ngoài ra, việc hút thuốc lá cũng cần được hạn chế nếu muốn phòng tránh căn bệnh đau dạ dày. Một điều cần lưu ý nữa là bạn nên rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế làm việc quá tải để dạ dày không bị quá tải và hoạt động tốt hơn.