Bệnh trĩ (hay còn được gọi là bệnh lòi dom) là tình trạng mà các đám tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn sưng lên do các dây thần kinh và ống hậu môn bị chèn ép quá mức. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi 45 – 60, nhưng bệnh cũng đang có dấu hiệu trẻ hóa và nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng như thói quen sinh hoạt không hợp lý. Căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trực tràng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cùng lionpy.com tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này qua bài viết sau đây nào.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, do tính chất công việc và nhiều nguyên nhân từ thói quen sống khác nhau mà người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn cụ thể khiến bạn mắc bệnh trĩ.
- Táo bón kinh niên.
- Chế độ ăn uống mất cân bằng.
- Ít vận động, làm việc nặng nhọc.
- Mang thai và sau khi sinh.
- Tuổi tác.
Các triệu chứng điển hình của bệnh
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua:
- Chảy máu không kèm trong quá trình đi tiêu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện. Trong quá trình đi cầu, xuất hiện một lượng nhỏ máu tươi thấm trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Ở giai đoạn nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc bắn tia, ngồi xổm cũng bị chảy máu.
- Bệnh trĩ gây ra các dấu hiệu ngứa ngáy: Đây là dịch bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn, với những cơn ngứa ngáy, gây ra những mùi khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin.
- Bệnh trĩ làm sưng đau hậu môn: Khi sờ vào hậu môn thấy có một khối mềm nhô lên. Người bệnh có thể không quá đau tới không đau nhưng gây cảm giác cộm, nhất là khi mặc đồ bó. Trong trường hợp nứt hoặc bít tắc hậu môn búi trĩ còn gây đau rát.
- Bệnh trĩ khiến việc đi đại tiện thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Ở cấp độ 1, 2, búi trĩ có thể tự động thụt lên, hoặc dùng tay đẩy vào trong ở độ 3, tuy nhiên đối với trĩ cấp độ 4 thì bởi lúc này các búi trĩ đã quá dài nên khó có thể đẩy vào trong ngay cả khi người bệnh dùng tay tác động.
Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?
- Không thể nào tốt hơn là bạn có ý thức được nguy hiểm của bệnh và sớm biết cách phòng tránh bệnh trĩ bằng nhiều cách thức. Dưới đây là một số cách an toàn, giúp bạn phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.
- Bạn không nên ngồi quá lâu trong một ngày. Nếu như công việc yêu cầu phải ngồi nhiều, bạn nên tạo ra những khoảng thời gian đan xen nhau vận động bằng cách đứng lên và đi lại nhiều lần. Điều đó sẽ giúp bạn giảm tải những áp lực ở bụng nhiều hơn.
- Bạn nên ăn những đồ ăn tươi, ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước. Nếu bạn chỉ ăn nhiều thực phẩm như tinh bột, thịt, cá, thiếu chất xơ, vitamin thì tình trạng táo bón của bạn càng nặng nề.
- Uống nhiều nước là cách tốt nhất để bạn hạn chế mắc bệnh trĩ. Nước không chỉ giúp bạn thanh lọc cơ thể mà còn giúp bạn tiêu hóa tốt hơn.
- Bạn nên hạn chế uống bia rượu và ăn đồ cay nóng quá nhiều, đặc biệt là những đồ ăn nhanh, không tốt cho sức khỏe.
- Nên đi đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày, không rặn mạnh. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Một vài cách trị bệnh trĩ ngay tại nhà
Thực hiện thay đổi thói quen sống và vận động nhiều hơn

Bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho việc tập thể dục và vận động. Bởi nó sẽ giúp giảm hoặc đảo ngược tình trạng bệnh trĩ trong giai đoạn đầu của nó. Không nên vào nhà vệ sinh hơn năm phút trong quá trình đi tiêu, không đứng hoặc ngồi ở một vị trí quá lâu, thay đổi chế độ ăn có nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Tránh các loại thực phẩm có thể dẫn đến táo bón hoặc bị tiêu chảy.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Bạn nên có một chế độ ăn nhạt. Bởi ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị tích tụ lượng nước dư thừa. Từ đó, nó sẽ dẫn đến phồng tĩnh mạch ở hậu môn và cả tứ chi. Các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc có chứa caffeine, chẳng hạn như nước ngọt và cà phê, cũng nên được hạn chế.
Tiến hành giảm thiểu nguy cơ và triệu chứng của bệnh

Tránh sử dụng xà phòng có mùi thơm hoặc mùi thơm mạnh. Bởi chúng có thể gây kích ứng mô của hậu môn. Từ đó, nó sẽ tạo ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Hãy chấm nhẹ khu vực bị nhiễm bệnh với một chiếc khăn mềm mại khi mỗi lần đi tiêu. Nên hạn chế việc sử dụng giấy vệ sinh. Bạn có thể sử dụng một sản phẩm được làm sạch như tả giấy em bé chẳng hạn.
Để giảm đau và ngứa thường xuyên ở khu vực hậu môn, bạn có thể chườm đá vào khu vực hậu môn khoảng 10 phút, chườm ít nhất ba lần một ngày. Điều này có thể kết hợp với việc sử dụng một miếng gạc ấm khoảng 10 hay 20 phút. Ngoài ra, vệ sinh tắm rửa thường xuyên bằng cách tắm ngồi để hỗ trợ giảm đau và ngứa rát. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên tắm với lượng nước ấm vừa phải, ngâm trong khoảng 15 – 20 phút. Hãy cho lượng nước vừa đủ và tiếp xúc trực tiếp vào khu vực hậu môn.