Khoai mỡ là một loại khoai thuộc họ củ nâu, còn gọi là củ từ, tên tiếng Hán Việt là Thổ noãn, Thổ vu. Khoai mỡ là một trong những loại khoai phổ biến ở Việt Nam. Nó là nguyên liệu tạo nên linh hồn của nhiều món ăn. Loại khoai này thường được nấu chín và ăn, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng của khoai mỡ là gì? Khi sử dụng khoai mỡ cần chú ý điều gì? Hãy cùng lionpy tìm hiểu kỹ hơn thông tin dinh dưỡng của loại khoai này các bạn nhé!
Mục lục
Công dụng dinh dưỡng của khoai mỡ
Khoai mỡ không chỉ là một loại thực phẩm ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Khoai mỡ giúp cung cấp năng lượng
Khoai mỡ hỗ trợ cơ thể hoạt động thông suốt nhờ cung cấp nhiều năng lượng. Khoai mỡ cũng có hàm lượng chất xơ cao, kích thích nhu động ruột.
Khoai mỡ giúp bổ sung dưỡng chất
Củ khoai mỡ là nguồn phong phú vitamin B, cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho sức khỏe. Những vitamin này cần thiết để thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Khoai mỡ cũng là nguồn phong phú vitamin C và A. Vitamin C có tác dụng chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và củng cố chất xương. Vitamin A trong củ khoai này cũng giúp cải thiện làn da, tăng cường thị lực, chống lại các bệnh ung thư phổi và khoang miệng.
Khoai mỡ giúp giảm ho và giúp tiêu hóa tốt
Khoai mỡ chứa một lượng lớn amylase, polyphenol oxidase và các chất khác có lợi cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng của lá lách và dạ dày. Khoai mỡ nấu canh có tác dụng chữa bệnh như tỳ vị hư nhược, cơ thể thiếu chất và mệt mỏi.
Ăn khoai mỡ giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, đẩy lùi nguy cơ bị ung thư bằng cách vô hiệu hóa các chất độc trong thực phẩm.
Khoai mỡ giúp nuôi dưỡng thận và “tinh binh”
Khoai mỡ ngoài tác dụng bổ phổi, giảm ho và giúp tiêu hóa tốt còn có tác dụng nuôi dưỡng thận và ích tinh. Thực phẩm này phù hợp với nam giới bị di tinh, tiểu nhiều và mắc các bệnh liên quan đến thận và hệ bài tiết.
Khoai mỡ giúp kiểm soát huyết áp
Củ khoai mỡ giàu khoáng chất như chất đồng, can xi, chất sắt, kali, mangan, phốt pho, kali… Kali bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp. Chất sắt cần thiết cho quá trình hình thành của các hồng cầu, ngừa thiếu máu.
Khoai mỡ giúp bổ phổi
Khoai mỡ có chứa saponin và chất nhầy có tác dụng bôi trơn, dương ẩm, dưỡng phổi khí, âm phổi, trị các chứng như đờm, ho, khó thở.
Chúng ta đều biết rằng, các loại thực phẩm khi kết hợp trong nấu ăn sẽ có tác dụng tương hỗ rất tốt. Khoai mỡ cũng không nằm ngoài danh sách này. Tuy nhiên, các bà nội trợ cần lưu ý không ăn khoai mỡ kèm cà rốt; bí đỏ hay dưa chuột. Bởi những sự kết hợp này dễ gây ngộ độc. Khoai mỡ khi kết hợp với bí đỏ và cà rốt chứa nhiều vitamin C sẽ phá hủy lượng vitamin C và dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này.
Loại củ này thường được dùng để nấu canh. Đặc biệt là canh cá. Thế nhưng, việc chọn cá nấu cùng khoai mỡ cũng cần cẩn thận bởi nếu nấu khoai mỡ với cá chép hay cá diếc sẽ dẫn đến buồn nôn; đau bụng, choáng váng…