Bệnh chàm là một trong số những căn bệnh viêm da cơ địa dai dẳng và hay tái phát nhất. Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh sẽ gây ra những tổn thương nhất định, nhưng các triệu chứng điển hình của bệnh thường là tình trạng da bị ngứa, đỏ, khô và phồng rộp. Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Hiểu rõ về đặc điểm của căn bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có cách xử lý và phòng tránh kịp thời thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của lionpy.com.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân mắc bệnh chàm đa số là do ảnh hưởng của môi trường địa lý và chủng tộc. Ở các đất nước có khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt, độ ẩm thường cao hơn các nơi khác, tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, người mắc bệnh chàm chiếm khoảng 25% trong tổng số các căn bệnh viêm nhiễm ngoài da. Tùy theo mức độ mắc bệnh mà bệnh chàm thường chia làm hai loại:
- Bệnh chàm cấp tính
- Bệnh chàm bán cấp hay mạn tính.
Trẻ em là đối tượng thường xuyên mắc bệnh này. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể mắc bệnh do môi trường sống xung quanh, do dị ứng với thức ăn, có tiền sử bệnh chàm trong gia đình hoặc do tiếp xúc quá nhiều hóa chất,… Một nguyên nhân nữa là do người bệnh mắc phải các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm gan, viêm đại tràng, cơ thể bị rối loạn các chức năng của hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,…
Ngoài ra, ở một số trẻ em sức đề kháng còn yếu, các bậc phụ huynh ít quan tâm, áp dụng chế độ ăn uống hàng ngày thiếu dinh dưỡng khiến trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng, chất đạm, các loại vitamin và chất khoáng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh chàm.
Các triệu chứng điển hình của bệnh
Ban đầu, người bị nhiễm bệnh sẽ cảm thấy ngứa. Trên cơ thể xuất hiện các vết, màng đỏ, hoặc các hạt nhỏ màu trắng, bên trong có mụn nước. Sau khoảng vài ngày thì các mụn nước sẽ xuất hiện. Chúng sẽ lan nhanh ra các vùng da xung quanh. Sau đó chúng sẽ bị vỡ rồi chảy thành nước. Hoặc do bệnh nhân ngứa, gãi, làm vỡ mụn nước. Sau một thời gian thì các mụn nước giảm dần, để lại trên mặt da những chiếc vảy dày. Khi những chiếc vảy này khô và bong ra sẽ để lại lớp da nhẵn bóng. Tuy nhiên, trong quá trình bị mụn nước, người bệnh thường mắc các triệu chứng kèm theo như:
- Ngứa, thậm chí có cảm giác rát
- Sốt cao
- Nóng ran
- Cực kỳ khó chịu.
Do đó, nếu nhận thấy bất cứ thành viên nào trong gia đình có triệu chứng của bệnh chàm, các mẹ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời.
Điều trị bệnh chàm
Cách điều trị quan trọng nhất vẫn là xác định nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Sau đó thì cách ly người bệnh với yếu tố và nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do người bệnh tiếp xúc với môi trường có khả năng lây nhiễm cao thì nên cách ly người bệnh với môi trường đó ngay. Hoặc nếu do ăn phải một số thức ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không có nguồn gốc rõ ràng thì nên hạn chế ăn và đến khám tại các cơ sở y tế ngay.
Nếu do bạn đang bị mắc các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm gan, viêm đại tràng,… thì nên chữa các bệnh này cùng lúc với việc điều trị căn bệnh chàm. Cần nhất vẫn là nên được điều trị đúng cách, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hãy tắm rửa thường xuyên mỗi ngày, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,… Người bệnh có thể pha nước lá chè xanh, hoặc nước lá cau thêm một ít muối để làm giảm triệu chứng ngứa.
Một cách nữa có thể giúp bạn nhanh chóng trị dứt căn bệnh chàm là bổ sung các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, không ăn những thức ăn quá cay hoặc quá nóng. Đồng thời, chịu khó uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn nên uống nước ép trái cây, nước trà giải nhiệt nhằm thải bớt độc tố ra khỏi cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh chàm
Chàm da do nhiều tác nhân gây ra. Vì vậy, để phòng ngừa được bệnh các bạn cần tránh xa các tác nhân như:
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch. Có thể dùng dung dịch sát khuẩn hoặc các thảo dược có tính kháng khuẩn tự nhiên như chè xanh, lá trầu để tắm.
- Giữ gìn không gian sống luôn sạch bằng cách lau dọn nhà cửa, giường, chăn, chiếu thường xuyên để loại bỏ tác nhân gây kích ứng.
- Giặt quần áo thật sạch xà phòng, sau đó cần rửa sạch tay. Việc rửa bát, vệ sinh vật dụng cũng vậy. Nếu có điều kiện, nên sử dụng máy móc hỗ trợ để hạn chế tiếp xúc với hóa chất.
- Giữ ẩm cho da vào buổi tối và ban ngày bằng các loại dưỡng ẩm tự nhiên hoặc sản phẩm an toàn. Bạn cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm trong gia đình nếu không có dược liệu sạch, lành tính.
- Nếu buộc phải tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có chứa chất gây hại cho da thì nên dùng dụng cụ bảo hộ. Chẳng hạn như găng tay, ủng, các vật dụng khác.
- Tránh dùng sữa tắm, xà phòng, mỹ phẩm có chứa nhiều chất tẩy mạnh. Không lạm dụng các thuốc Tây chứa chất gây hại cho da.
- Sống lành mạnh và ăn, nghỉ hợp lý để tăng cao sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch.