Làn sóng Covid thứ tư là một trong những đợt dịch mạnh nhất từ trước đến nay. Tình trang khẩn cấp được duy trì tại nhiều tỉnh thành. Các ca bệnh ngày càng tăng cao và khó kiểm soát. Những khó khăn này đã tác động trực tiếp đến đời sống cũng như kinh tế Việt Nam. Sau khi đợt dịch thứ 4 qua đi, đời sống của người dân đã phần nào được bình ổn. Tuy nhiên, nền kinh tế đã phải chịu một đòn rất nặng nề. Điều này dẫn đến tốc độ khôi phục và tăng trưởng không quá cao tại Việt Nam. Đây cũng chính là lý do mà rất có thể Việt Nam không thể đạt được mục tiêu đề ra. Vậy làm thế nào để phát triển GDP? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của lionpy nhé.
Mục lục
Mục tiêu tăng trường GDP có thể không hoàn thành
Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho rằng với những tác động nặng nề của đại dịch, Việt Nam khó đạt được mức tăng trưởng GDP dự kiến từ 3 tới 3,5%. Phát biểu trong phiên thảo luận toàn thể tại Hội trường, Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng cần cần chia sẻ với Chính phủ bởi những khó khăn thách thức trong làn sóng Covid-19 thứ 4 ập tới khi Chính phủ vừa mới được kiện toàn.
Tuy nhiên, Đại biểu Vân cũng cho rằng rất khó đạt chỉ tiêu tăng trưởng dự kiến 3-3,5% như Chính phủ đã nêu trong báo cáo. So sánh với năm trước, Đại biểu Vân nhấn mạnh vào những tác động nặng nề mà đại dịch đã gây ra cho Việt Nam trong đợt bùng phát mới nhất. “3 tháng cuối năm phải nỗ lực rất cao, GDP phải đạt 8,6%, may ra mới đạt được 3,5%. Vấn đề này Chính phủ phải đánh giá thận trọng”, ông Lê Thanh Vân nói.
Những điều cần rút ra sau đại dịch
Ngoài ra, đại dịch cũng bộc lộ ra chất lượng yếu kém của một bộ phận cán bộ chủ chốt ở một số nơi. Những vấn đề này bắt nguồn từ nhận thức đến hành vi không chuẩn về pháp luật dẫn đến ứng xử vừa không đúng về pháp luật, vừa không đúng về đạo lý với nhân dân.
“Tôi đề nghị Chính phủ, cấp ủy, chính quyền một số địa phương có cán bộ sai phạm phải xử lý nghiêm, xử lý cho dân biết chúng ta nghiêm”, ông Vân chia sẻ. Với mục tiêu GDP tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2022, Đại biểu Vân cũng cho rằng nên đánh giá một cách cẩn trọng hơn. Theo ông Vân, từ nay đến tháng 6/2022 sẽ phải có một giai đoạn phục hồi từ đó mới phát triển được. “Có như vậy mới phát huy được tính năng động, sáng tạo của cán bộ”, ông Vân nói.
5 giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Vị Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng đề xuất 5 giải pháp trọng tâm để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
- Thứ nhất, đó là sắp xếp trật tự ưu tiên theo hướng ưu tiên củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cao trong quản lý và lãnh đạo các cấp.
- Thứ hai, tập trung rà soát và sửa đổi thể chế.
- Thứ ba, đó là phải đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý; vào sản xuất và lưu thông.
- Thứ tư, là cơ cấu lại nguồn vốn, đặc biệt là vốn đầu tư công.
- Thứ năm, đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm cụ thể hóa Kết luận 14 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương IV của Văn phòng Trung ương về tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt là Kết luận số 14 về bảo vệ cán bộ, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Tầm quan trọng của Nhân dân trong phát triển
Hoan nghênh báo cáo của Chính phủ, ĐBQH Vũ Tiến Lộc (đoàn TP Hà Nội) cho rằng nước ta đã đạt được nhiều thành tựu chống dịch. Từng bước mở cửa kinh tế nhưng trước hết công đầu là thuộc về các tầng lớp nhân dân.
“Tôi đề nghị Quốc hội ghi nhận, tri ân các tầng lớp nhân dân và quyết định viết hoa hai chữ “Đồng bào” như Quốc hội ta đã từng viết hoa hai chữ “Nhân dân” trong Hiến pháp năm 2013. Để tôn vinh ý chí quật cường; tinh thần yêu nước; ý thức giống nòi; tình tương thân; tương ái của các tầng lớp nhân dân. Đặc biẹt là vào mỗi khi đất nước ta lâm vào cảnh hoạn nạn, khó khăn”, ông Lộc nói.
Ảnh hưởng của việc di cư do dịch bệnh
Về sự đứt gãy của chuỗi cung ứng và dòng người lao động hồi hương do dịch bệnh. Ông Lộc cho rằng cần một cách tiếp cận mới trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà. Không phủ nhận vai trò của các siêu đô thị như Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và các đại công trường miền Đông Nam Bộ trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên ông Lộc cho rằng nếu các siêu đô thị và các đại công trường vẫn ôm vào trong lòng mình các ngành công nghiệp mà chủ yếu là gia công lắp ráp; giá trị gia tăng thấp; sử dụng lực lượng lao động thủ công khổng lồ như hiện nay. Điều này một mặt sẽ tiếp tục gây quá tải cho các trung tâm này.
“Mặt khác lại chèn lấn thu hút đầu tư phát triển của các địa phương khác đang nghèo hơn và chủ yếu mưu sinh bằng nông nghiệp. Mô hình này cũng không đảm bảo sự phát triển bền vững, bao trùm. Nó khó có khả năng chống chịu trước những biến cố sẽ xảy ra trong tương lai”; ĐBQH Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Giải pháp khắc phục việc tập trung tại các thành phố trọng điểm
Từ đó, ông Lộc cho rằng cần phải xây dựng thêm nhiều trung tâm và các chuỗi đô thị tại các vùng kinh tế khác nhau để tạo thêm những cực tăng trưởng mới của nền kinh tế để có thể chia lửa cho Thủ đô Hà Nội; cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Để có thể lan tỏa sự phát triển đến các vùng nông thôn và các tỉnh, thành phố khác.
“Làm được điều đó, chúng ta có thể phát triển một nền kinh tế cân bằng, an toàn, hiệu quả. Để con cháu chúng ta không phải ly hương mà có thể ly nông. Để có việc làm và làm giàu trên quê hương mình. Không phải cuốn về các trung tâm đô thành chật chội”, ông Lộc nói.
Để thúc đẩy quá trình tái khởi động và phục hồi nền kinh tế trong hai năm tới, Đại biểu Lộc đề nghị bên cạnh các chính sách về tài khóa; về tiền tệ; về an sinh xã hội thì phải áp dụng một giải pháp phi tài chính. Nói khác đi là các cơ chế về và các thủ tục đặc thù để thúc đẩy cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư toàn xã hội.
Những ý kiến khác để phát triển kinh tế
Đại biểu Lộc cũng cho rằng biện pháp tiếp máu cho nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay chỉ có thể là sự cộng hưởng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong đó chính sách tài khóa phải đóng vai trò chủ đạo. “Tôi hoan nghênh chủ trương về việc hình thành quỹ hỗ trợ 2 đến 3% lãi suất. Cũng như là việc tăng gấp 10 lần quỹ hỗ trợ lãi suất, theo đề xuất của Bộ Tài chính”.
Về đầu tư công, vị ĐBQH đoàn Hà Nội cho rằng cần tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia và Quốc hội giám sát chặt chẽ. Phần còn lại, đề nghị bổ sung vào quỹ hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ cho nền kinh tế; thúc đẩy hình thức đối tác công tư. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác, hãy tham khảo các bài viết sau.