Dịch Covid đã gây ảnh hưởng đến toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Đợt dịch thứ 4 năm nay đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế. Tuy nhiên, sau đại dịch, người dân và chính phủ vẫn đang nỗ lực để phục hồi. Những nỗ lực đó đã phần nào thể hiện được hiệu quả và mang lại những động thái tích cực. Điều này cũng khiến cho rất nhiều doanh nghiệp châu Âu công nhận. Đây chính là nền tảng để thu hút thêm vốn đấu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp nước ngoài nó gì về Việt Nam? Làm thế nào để tận dụng tiềm năng phát triển? Những thay đổi nào có thể diễn ra trong tương lai? Hãy cùng lionpy tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Những ý kiến của EuroCham về Việt Nam
Các doanh nghiệp châu Âu tin việc đẩy nhanh cải thiện môi trường kinh doanh, pháp lý và cải cách thể chế sẽ giúp Việt Nam phục hồi nhanh sau đại dịch. Ngày 25/11, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố Sách trắng 2020. Trong đó có nhiều khuyến nghị về cải thiện môi trường thương mại, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Trong lần xuất bản thứ 13, Sách trắng của EuroCham tập hợp ý kiến và khuyến nghị của hơn 1.200 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Các khuyến nghị lần này tập trung vào vấn đề cải thiện các rào cản về thủ tục hành chính. Cùng với đó là giảm thuế, phí với một số mặt hàng chiến lược. Vấn đề phát triển hạ tầng, logistics, tăng trưởng xanh hay sở hữu trí tuệ… cũng được các nhà đầu tư châu Âu nhấn mạnh trong Sách trắng lần này.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cho rằng, nếu những khuyến nghị này được cải thiện, sẽ giúp Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Trở thành thị trường rộng mở, cạnh tranh, hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc hợp tác của Việt Nam với Châu Âu đang diễn ra thuận lợi
Bất chấp những khó khăn bởi Covid-19, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – EU tiếp tục tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng năm 2020 đạt hơn 56 tỷ USD.
EU là một trong những đối tác hàng đầu về hợp tác phát triển. Đây cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5, nhà đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 là một dấu mốc. Từ đó mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai bên.
“Nếu chúng ta có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận này thông qua quan hệ đối tác giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp, người tiêu dùng ở cả hai phía cùng được hưởng lợi”, ông Alain nói.
Những gợi ý để tận dụng tối đa EVFTA
Sau các đợt giãn cách kéo dài vì Covid-19 tại nhiều địa phương, hiện các hoạt động sản xuất dần quay trở lại. Nếu tận dụng tối đa EVFTA, ông Alain Cany nhận định “sẽ mở ra một làn sóng thương mại đầu tư mới”, trong đó cải cách hành chính là chìa khoá giúp Việt Nam thu hút FDI từ châu Âu.
Cắt giảm thủ tục hành chính
Ở khía cạnh này, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đánh giá cao Việt Nam cải thiện nhiều để có cải tiến môi trường kinh doanh. Hơn 60% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tin rằng EVFTA mang lại tác động lớn trong đầu tư. Nhưng 35% doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính vẫn là rào cản với họ khi thực thi hiệp định này.
“Việt Nam vẫn cần cải thiện hơn nữa cũng như cần nỗ lực từ phía Chính phủ về cải cách thể chế, pháp lý… để có thể hội nhập giá trị toàn cầu”, ông nói.
Chẳng hạn trong lĩnh vực hạ tầng vận tải, hậu cần, ông Hans Kerstens – đại diện tiểu ban vận tải, logistics nhận định, Việt Nam đã nỗ lực cắt giảm các thủ tục hành chính và tích cực điều chỉnh các văn bản pháp luật theo hướng hài hòa với thông lệ quốc tế, song quá trình thực thi trên thực tế còn nhiều bất cập.
Cũng theo ông này, việc phát triển logistics hiện nay có khó khăn là thiếu kho bãi. Do đó xây dựng các trung tâm phân phối hậu cần chất lượng. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò giám sát phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Từ đó tạo ra sự minh bạch và cạnh tranh bình đẳng lĩnh vực logistics.
Cùng đó, ông khuyến nghị Việt Nam cần phát triển hơn nữa hạ tầng đa phương thức. Đặc biệt tuyến đường thủy nội địa, đường sắt. Điều này giúp cho vận chuyển hàng hóa giữa các trung tâm công nghiệp trong nước. Ngoài ra còn kết nối các nước láng giềng, kết nối với châu Âu.
Sửa đổi một số quy định pháp lý, tiêu chuẩn lỗi thời
Trong khi đó, để thu hút nhiều hơn dòng vốn châu Âu vào Việt Nam, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho hay, cần sửa đổi nhiều khung khổ quy định pháp lý, tiêu chuẩn liên quan tới đầu tư bởi thực tế đã có những quy định lỗi thời.
“Việt Nam cần là nền kinh tế hiện đại công nghiệp hóa, thể chế pháp lý phù hợp thể chế kinh tế thị trường. Không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên quan thuế. Điều này cũng bao gồm các cơ chế quản lý khác.. Qua đó tạo ra sân chơi bình đẳng cho các công ty”, ông nói.
Trước những đề xuất cải thiện rào cản thủ tục hành chính, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho hay, hiện 5 bộ, ngành đã được cấp có thẩm quyền thông qua phương án về cắt giảm các thủ tục, điều kiện kinh doanh.
Các vấn đề vướng mắc, bất cập trong quy định kinh doanh được các nhà đầu tư đề nghị tháo gỡ, sẽ được các cơ quan quản lý trình sửa đổi theo hướng một văn bản sửa nhiều văn bản. Đây là những thông tin liên quan đến việc hợp tác giữa Việt Nam và Châu Âu. Để tìm hiểu thêm các bài viết khác, hãy tham khảo thêm mục thông tin kinh tế.