Thị trường trái phiếu phục hồi, trở nên sôi động trong thời gian qua, tăng trưởng bình quân ghi nhận hơn 35% trong vòng 5 năm từ 2016 đến 2020. So với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất, lãi suất trái phiếu hiện nay cao hơn 0.8% đến 1.7%. Mức lãi suất cao hơn hẳn tiền gửi đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đi đôi với lợi nhuận cao thì rủi ro sẽ càng lớn. Việc nhận biết đâu là trái phiếu tốt và đâu là trái phiếu xấu là một điều vô cùng quan trọng. Vừa giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro, vừa giúp tăng thêm thu nhập. Vậy cách nhận biết trái phiếu an toàn là gì? Hãy cùng lionpy.com tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục lục
Vấn đề lựa chọn tổ chức phát hành an toàn của các nhà đầu tư trái phiếu
Khi đầu tư trái phiếu, lợi nhuận của nhà đầu tư là lãi suất cố định mà doanh nghiệp cam kết trả cho nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu, không phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy việc đánh giá tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp khi đầu tư trái phiếu không quan trọng bằng việc liệu doanh nghiệp có khả năng chắc chắn trả nợ hay không.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp chưa phát triển tại Việt Nam, nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc lựa chọn được tổ chức phát hành an toàn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số tiêu chí lựa chọn Tổ Chức Phát Hành trái phiếu nhằm hỗ trợ nhà đầu tư tiến hành các bước thẩm định cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư.
Cách nhận biết một trái phiếu doanh nghiệp an toàn
Một doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần được đánh giá cẩn trọng dưới góc độ về tính minh bạch, triển vọng của hoạt động kinh doanh, uy tín của ban lãnh đạo và tình hình tài chính.
Nhà đầu tư nên thẩm định kỹ các tiêu chí sau để sàng lọc những các doanh nghiệp uy tín:
Doanh nghiệp đi vay cung cấp đầy đủ thông tin minh bạch
Doanh nghiệp đi vay có cung cấp đầy đủ thông tin minh bạch; để bạn có thể theo dõi tình hình kinh doanh không?
Nhà đầu tư nên chọn lựa các doanh nghiệp niêm yết do những doanh nghiệp này bị rành buộc phải cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Theo đó, các thông tin về báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, các thông tin bất thường… sẽ được doanh nghiệp công bố rộng rãi; minh bạch để nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận.
Doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh lâu đời và uy tín
Doanh nghiệp có vị thế dẫn đầu trong ngành không? Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lịch sử rõ ràng không?
Nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh lâu đời, có uy tín trên thị trường, ngành nghề đang kinh doanh nằm trong những doanh nghiệp top đầu toàn ngành.
Doanh nghiệp hoạt động trong ngành có triển vọng tươi sáng, ít rủi ro
Doanh nghiệp có hoạt động trong ngành có triển vọng tươi sáng và ít rủi ro không? Ngành nghề có tạo dòng tiền ổn định và ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế không?
Lãi phải trả đối với trái phiếu là cố định theo kỳ trả lãi; vì vậy doanh nghiệp cần có nguồn tài chính để trả lãi. Nhà đầu tư cần tìm hiểu xem ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh có tạo ra được dòng tiền ổn định để đáp ứng việc trả lãi hay không, cũng như dòng tiền này có chịu ảnh hưởng lớn từ các biến động của thị trường và của chu kỳ kinh tế hay không. Nếu doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực tăng trưởng ổn định, ít chịu rủi ro từ biến động thị trường thì khả năng doanh nghiệp trả lãi và gốc đúng hạn cho nhà đầu tư sẽ cao hơn.
Doanh nghiệp có ban lãnh đạo và cổ động tiềm năng
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp có uy tín và khả năng thực thi không? Cổ đông của doanh nghiệp có uy tín không?
Sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thực thi; uy tín của Ban lãnh đạo và cổ đông của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm vượt trội, có uy tín tốt; sẽ làm tăng tính an toàn cho doanh nghiệp nhà đầu tư đang quan tâm.
Doanh nghiệp có tình hình tài chính bền vững
Tình hình tài chính của công ty có bền vững không?
Tài chính của doanh nghiệp vững chắc được thể hiện ở tỉ lệ nợ ở mức an toàn, chỉ số tăng trưởng tốt, dòng tiền ổn định, thông qua các chỉ tiêu đánh giá như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ/EBITDA, kế hoạch trả nợ dự kiến của doanh nghiệp…
Nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về khả năng trả nợ của tổ chức phát hành cũng như điều khoản điều kiện của trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư nên lựa chọn tổ chức phát hành; và đơn vị tư vấn uy tín, tìm kiếm nguồn thông tin minh bạch.