Thời điểm công nghệ 4.0 phát triển kéo theo hàng loạt thay đổi trong mọi lĩnh vực đời sống. Ngành in ấn sách cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thế nhưng, trước sự chuyển mình đang diễn ra chậm rãi, thế giới đã phải hứng chịu cú thương tổn nặng nề bởi cuộc khủng hoảng mang tên đại dịch. Có thể nói, đại dịch tựa cơn sóng thần khổng lồ, có thể đánh sập ngành công nghiệp xuất bản bất cứ lúc nào. Đồng thời tạo ra động lực chưa bao giờ có thúc đẩy sự thay đổi. Để bắt kịp sự thay đổi ấy cũng như tránh bị đào thải, 04 xu hướng xuất bản sách mới đã ra đời. Cụ thể, 04 xu hướng ấy có tên là gì và đặc điểm thế nào, câu trả lời sẽ có trong bài viết của lionpy.com sau đây!
Mục lục
Xu hướng xuất bản sách ấn bản đặc biệt
Văn hóa đọc đang ngày càng phổ biến. Số lượng đầu sách và các nhà làm sách tăng lên từng ngày. Theo đó là các hội nhóm trao đổi trải nghiệm đọc sách trên nền tảng mạng xã hội xuất hiện đông đảo. Điều này đã phản ánh một thị trường đọc sôi động của người trẻ. Nhiều xu hướng mới ra đời đã góp phần làm phong phú thêm cho ngành xuất bản trong nước.
Thế mạnh của việc xuất bản sách ấn bản đặc biệt
Có thể nói, sách ngày nay không còn đơn thuần chỉ là sản phẩm chứa đựng tri thức. Mà còn là một sản phẩm mỹ thuật trưng bày đầy cá tính của các nhà sưu tầm. Nổi lên gần đây là nhà xuất bản Đông A. Nhà xuất bản tung ra các ấn phẩm kinh điển bản giới hạn và siêu giới hạn được làm thủ công. Các sản phẩm được săn lùng triệt để mỗi khi mở bán. Theo đó, thị trường chợ đen cũng vô cùng nhộn nhịp với việc sang tay. Họ đẩy giá các ấn bản này lên gấp nhiều lần. Chứng tỏ sức hút là vô cùng lớn.
Ngoài Đông A với các dòng giới hạn S100, S500, S365 được in tương ứng với số lượng theo sau. Nhã Nam hay các đơn vị phát hành độc lập cũng tham gia vào con đường này. Nhằm đem đến những sản phẩm đa dạng có giá trị sưu tầm cho độc giả.
Chẳng hạn như bộ “Việt Nam danh tác” khổ bỏ túi với 15 đầu sách nhân kỷ niệm 15 năm thành lập của Nhã Nam cũng trở nên siêu giới hạn. Chưa kể vì được làm thủ công. vậy nên số sách sau khi hoàn thiện càng ít hơn 100 bản. Từ đấy cho thấy cuộc chơi này chưa khi nào giảm sức hút.
Hạn chế của việc xuất bản sách ấn bản đặc biệt
Thế nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại. Ngoài những nhà làm sách danh tiếng và có uy tín như trên. Những nhà làm sách độc lập cũng cần cẩn trọng với hướng đi này. Những tháng vừa rồi rộ lên với việc liệu có vi phạm bản quyền hay không với tác phẩm “Hai số phận” của công ty sách Huy Hoàng. Khi một doanh nghiệp tư nhân tự ý thay đổi bìa sách phổ thông thành bìa da tự làm.
Trong khi phần ruột (nội dung) được lấy từ một bên in lậu sách khác. Rồi bán với giá đội lên gấp rất nhiều lần. Tuy là một trào lưu. Thế nhưng cũng cần cân nhắc việc làm đơn lẻ. Với các quy định pháp luật về quyền bảo hộ và sỡ hữu trí tuệ.
Xu hướng xuất bản sách tranh minh hoạ màu
Ngoài các ấn phẩm thường thấy. Sách tranh minh họa màu những năm gần đây cũng len lỏi vào thị trường sách. Giúp làm phong phú những lựa chọn của độc giả. Điểm đặc biệt nhất của dòng sách này là sự đa dạng hóa độ tuổi người đọc. Từ đó tiếp cận sâu hơn vào thành phần trẻ hoặc lớn tuổi hơn. Đó là những người thường e ngại sách truyền thống. Vì không phù hợp với kiến thức nền có sẵn. Hoặc vì nhiều lý do lão khoa khác.
Ở Việt Nam, các nhà làm sách hiện nay tiệm cận hướng đi này bằng cách xây dựng chúng như những cuốn sách gia đình. Mà bất kỳ ai cũng có thể đọc cùng nhau. Giúp tăng thêm sự gắn kết. Đơn cử tác phẩm “Người trồng rừng” của Jean Giono được Phương Nam Books xuất bản là phiên bản duy nhất trên toàn thế giới có phần minh họa màu. Từ đây dễ dàng thu hút nhiều bạn trẻ hơn.
Dạng sách này cũng giúp những độ tuổi thiếu niên tiếp thu các kiến thức đa dạng hơn. Giúp các em nhỏ dễ dàng nắm bắt nội dung chính được miêu tả sinh động dưới dạng truyện tranh màu. Đây rõ ràng là một hướng đi vô cùng tiềm năng. Kết hợp cùng sự trỗi dậy của mạng xã hội như Instagram. Càng làm phong phú thêm các nội dung trải nghiệm. Tất cả đều là minh chứng rõ nhất cho sự khám phá mới mẻ này. Giữa một xã hội bận rộn và các mối quan hệ phần nào có sự lỏng lẻo.
Xu hướng xuất bản sách khổ bỏ túi
Không hẳn là sự xuất hiện mới. Mà có thể nói hơn một thập kỷ trước, sách khổ bỏ túi đã từng xuất hiện với độc giả nước ta. Tuy nhiên lại chưa được đón nhận nồng nhiệt ở thời điểm đó. Có thể do những hạn chế về mặt khổ sách, giá thành. Cũng như độc giả Việt Nam chưa thoải mái với việc xem sách vở mang tính tạm bợ. Thế nên hướng đi này đã bị ngưng lại vào khoảng thời gian đó. Cho đến ngày nay.
Với sự trỗi dậy của các phiên bản đặc biệt. Sách bỏ túi cũng khoác lên mình một hình hài mới. Với việc được làm thủ công và bán như các phiên bản giới hạn. Các khổ sách này vẫn được mua với mục đích sưu tầm là chính. Thay cho đặc điểm nổi bật nhất là tiện dụng. Từ đấy cho thấy con đường phổ biến khổ sách này vẫn còn khá xa.
Các tác phẩm như “Tủ sách vàng” của Kim Đồng, bộ “Việt Nam danh tác”,… là đại diện tiêu biểu nhất cho hướng đi này. First News cũng tung ra bộ sách bán chạy “Muôn kiếp nhân sinh” gần đây dưới khổ giấy này. Như một thể nghiệm mới mẻ.
Thời gian tới với việc phổ biến rộng rãi văn hóa đọc. Cũng như việc toàn cầu hóa với nhiều xu hướng xê dịch. Sách khổ bỏ túi có nhiều khả năng sẽ phát triển vững mạnh hơn nữa. Việc in hàng loạt với số lượng lớn, cải thiện chất lượng ngày càng cao. Cũng như nhu cầu xê dịch được đặt lên hàng đầu,… Tất cả đều là những yếu tố làm nên sự phát triển này.
Xu hướng xuất bản sách sinh thái
Môi trường hiện nay luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Và việc phản ánh điều đó là một trong những mục đích tối thượng của các phương tiện truyền thông ngày nay. Trong suốt hai năm qua, hàng loạt các tác phẩm hư cấu và phi hư cấu đã được ra mắt. Phần nào giúp cho độc giả có cái nhìn sâu sát hơn vào hiện thực trước mắt về hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí,… Hay môi trường đang dần xuống cấp từng ngày.
Trong số đó có thể kể đến “Thảm họa khí hậu” được chuyển ngữ gần đây của Bill Gates. Với những giải pháp phòng tránh có thể thực thi được ông đề xuất. Bên cạnh đó là các tác phẩm của Phương Nam Books về đời sống cây cối. Ví dụ như “Mùa xuân vắng lặng”, “Niên lịch miền gió cát”, “Đời sống bí ẩn của cây”, “Khúc hát của cây”,… Và ô nhiễm không khí với tác phẩm “Giành lại không khí sạch”.
Ở mảng hư cấu, tác phẩm “Vòm rừng” của Richard Powers cũng được I love books cho ra mắt. Đó như hướng đi mới hướng vào các tiểu thuyết sinh thái. Được biết trong năm tới, một tác phẩm về ô nhiễm nước cũng sẽ được cho ra mắt.
Lời kết
Có thể thấy làng sách chưa khi nào nhộn nhịp như thế với các trào lưu xuất bản mới. Tuy được cho ra mắt với mục đích chính là sưu tầm, trưng bày. Hay cảnh báo những đe dọa môi trường mới. Văn hóa đọc ngày càng được lan tỏa là điều đáng mừng.
Trên tất cả, mỗi người làm công tác xuất bản, mỗi đơn vị xuất bản. Dù ở bất cứ khâu nào cũng cần có sự đổi mới tư duy mạnh mẽ. Ở Việt Nam, do độ trễ của một thị trường xuất bản chậm phát triển hơn. Thế nên chưa thấy những thách thức diễn ra gay gắt như ở các nước phát triển.
Hy vọng với sự phổ biến và đa dạng của văn hóa đọc. Các trải nghiệm đọc sách sẽ ngày càng được cải thiện, làm mới. Đồng thời góp phần trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng. Từ đó mang đến những giá trị tốt đẹp.