Mía là cây quan trọng trong sản xuất đường ở Việt Nam ta. Đây là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đồng thời là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm. Trong những năm gần đây giá mía có những điều chỉnh khó lường khiến người nông dân không khỏi lo lắng. Ở thời điểm hiện tại giá mía đã tăng trở lại, tuy nhiên đối với người dân Trà Vinh đây là một điều hết sức lo ngại bởi giá cả thị trường tăng giảm khó lường. Trong khi đó giá nhân công và phân bón đang tăng cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về diễn biến giá mía trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Người dân buồn não ruột khi giá mía tăng
Ngay cả khi giá tăng, ngành nông nghiệp cũng không dám khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Bởi giá cả thị trường rất khó lường… Những ngày qua, trong khi nhiều nông hộ vui mừng vì giá mía tăng cao thì nông dân Trà Vinh lại buồn não nuột. Ông Sơn Đông (huyện Trà Cú) cho biết. Vụ mía này, gia đình ông trồng hơn 1ha, thu hoạch được hơn 70 tấn.
“Nhiều năm, giá mía nguyên liệu liên tục giảm mạnh, giá phân bón lại tăng cao. Nông dân thua lỗ, nên ít đầu tư chăm sóc cho cây mía. Điều này dẫn đến năng suất, chất lượng cây mía cũng giảm. Ước tính năng suất bình quân mía năm nay chỉ đạt khoảng 80 tấn/ha và chữ đường bình quân cây mía khoảng 8 – 8,5”.
Theo ghi nhận của phóng viên, giá thu mua mía nguyên liệu ở thời điểm đầu vụ hiện nay ở mức 1.100 đồng/kg (đạt 10 chữ đường). Với giá mía này, nếu năng suất mía đạt từ 100 – 110 tấn/ha như trước đây nông dân có lời. Tuy nhiên, với năng suất chất lượng cây mía thấp như vừa nêu. Sau khi trừ đi các khoản chi phí cây giống, công chăm sóc, công thu hoạch, phân bón… Khoảng 75 triệu đồng/ha, nông dân trồng mía không có lời.
Giá cả thị trường cuối năm rất khó lường
Ông Trần Văn Đồng, Phó trưởng Phòng Phòng NN&PTNT huyện Trà Cú cho biết, vùng mía nguyên liệu của huyện Trà Cú trước đây lên đến 5.000 ha. Nhưng do giá mía liên tục giảm thấp, đến niên vụ mía này tổng diện tích mía của toàn huyện chỉ còn hơn 860 ha. Nhiều người cảm thấy không còn mùi mẫn với công việc trồng mía. Thay vào đó họ tìm công việc khách ổn định hơn.
Số diện tích không trồng cây mía được nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng; vật nuôi khác như trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản, trồng dừa xen canh rau mùa, chuyên rau màu, chuyên thủy sản, trồng cỏ nuôi bò… Điều này cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 – 4 lần. Ngay cả khi giá tăng, ngành nông nghiệp cũng không dám khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Bởi giá cả thị trường rất khó lường. Còn nông dân cũng không dám đầu tư thêm vào cây mía dù thị trường tiêu thụ khởi sắc.
Người dân lãi không đáng kể từ việc thu hoạch mía
Ông Ngô Tấn Thuần, ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú – một hộ có hơn 20 năm trồng mía. Do đó cho biết thêm, nhiều năm liên tục giá mía luôn ở mức thấp hơn giá thành sản xuất, nên nông dân đã chuyển dần sang đối tượng sản xuất khác và diện tích cứ giảm dần theo từng năm. Đây là một tin không mấy vui vẻ đối với người nông dân Trà Vinh. Một số yếu tố đã làm giá mía trên thị trường tăng trưởng trở lại.
Trong khi đó, giá nhân công trồng, tỉa lá và thu hoạch mía hiện nay đã tăng lên mức từ 230.000 – 260.000 đồng/ngày và rất khan hiếm. Nên nông dân trồng mía lãi không đáng kể dù được thu mua với giá 1.100 đồng/kg tại ruộng. Tức tăng gần 300 đồng/kg so với năm ngoái. Việc khan hiếm nhân công không chỉ đẩy giá thuê tăng cao, người trồng mía giảm lợi nhuận mà còn gây khó khăn cho nhà máy đường, vì lượng mía đưa về mỗi ngày không đáp ứng được công suất hoạt động.